Nhân dịp Xuân về tôi chợt nhớ lại bài thơ “Nhớ rừng” mà tôi và các bạn đồng lứa không người nào không biết bài thơ nổi tiếng nầy của Thế Lữ. Với tôi, thì tôi nhớ bài thơ như là “Hổ nhớ rừng” nhưng tên thật của bài thơ là “Nhớ rừng” hàm ý là chủ từ hay nhân vật chính của bài thơ là một một nhân vật trừu tượng, có thể là “ai” cũng đều đúng! Vậy năm Canh Dần, ngồi bên ly trà chung rượu vừa thưởng thức lại bài thơ xưa mà theo như Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:
“Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thảo, được xem là đã diễn tả tâm sự của một lớp người đang đau khổ trong cuộc sống “bị nhục nhằn tù hãm”, chán ghét thực tại, tầm thường giả dối, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩ vãng oai hùng, thể hiện tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do”
Bài thơ ra đời trên 80 mươi năm mà những ước vọng của tác giả không biết có được toại nguyện chưa? Xin hãy cùng ngâm lại “Nhớ rừng” để vẫn còn thấy thấm thía và trăn trở cho thân phận của một kiếp người lúc nào cũng mang nhiều khát vọng tự do..
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta là chúa tể muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
THẾ LỮ, Nhớ rừng (trích)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét