12/1/12

VÀI Ý NIỆM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI XÃ HỘI VÀ TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT (Bài 102)


Tác giả : Lương Cần Liêm.
Đã đăng : Bouddhisme et Psychiatrie, Paris, 1992 ; Psychothérapie bouddhique, Paris, 2002 ; Psychologie politique de la citoyenneté, du patriotisme, de la mondialisation, Paris, 2002 ; De la psychologie asiatique, Paris, 2004 ; Psychologie transculturelle, Paris, 2006 ; Conscience éthique et Esprit démocrate, Paris, 2009.


Phật học tồn tại nhờ một số quan điểm triết học phổ quát – universel – để lại cho chúng ta đến ngày nay. Thế giới nhìn nhận vai trò nhà Phật – tên là Siddhatta Gotama (- 563, - 483 t.c.n) – tương tự với các nhà triết học hy lạp Socrate, Platon, Aristote của văn minh phương tây. Ngày nay, cách nhìn nầy được xép vào môn « khoa học triết lý » – épistémologie – nên xin nêu đại cương vài cột trục – les fondamentaux – hiện đại...

Về con người bình đẳng và có trách nhiệm.

Triết lý Phật ghi : tâm mỗi người có khả năng giác ngộ tức là Như Lai tạng – cũng gọi là góc Phật trong ta – và mọi người có tìm năng Bồ Tác. Như thế con người bình đẳng như nhau trước những nguyên tắc sống, và ai cũng bằng ai trên đường đời, tức là trước đạo như nhau. Khi sanh ra mọi người được đời « trang bị » cái tốt nhất là Sống Sinh, tức là có một hơi thở và có một giác tính cho ta khác với loài thú vật con lớn diệt con nhỏ. Giác ngộ là ý thức – và đánh thức tâm chí – có sự bình đẳng loài người trước Sự thật và sự thật đa dạng, đa hình vì không ai giống ai 100%, biết sự thật 100%. Tiếng phạn gọi Như Lai tạng là tathagatagarbha, tiếng hán là rulaizang, tiếng nhật là bussho, nyoraizo.

Về con người công lý và nhân ái.

« Nhân quả » là hậu quả và kết quả của nhân loại trong đó gom những gì ta sống ta làm cho ta và cho người khác, gom các công trình của những thế hệ trước đã sống và đã làm cho đại chúng. Nhân quả nghiệp (tương đương với ý niệm Vốn) và sự nghiệp (tương đương với kết quả của thi công), là giai tài vô hình, là kế thừa khi đến, và là tương lai của lịch sử. Xã hội không có sự đồng đều vì sự ham muốn của con người đưa đến loạn nếu không ý thức. Có người đi trước và có người đi sau. Do đó nhân quả con người và nhân quả chúng sinh là đi đôi tìm đến sự cân đối giữa cá thể và tập thể. Biết « Nhân quả » là biết thế nào là công lý, biết bù đấp, chia sẽ, đoàn kết, giảm tư lợi, nhớ đến công ích. Tâm trí của Nhân quả là sự tiến bộ nhân sinh và là nguồn phát triển xã hội đến cái đẹp hơn, cái nhẹ hơn để tránh tự hào thành công cá nhân làm thí điểm mà gây mặc cảm ganh tị, thù hận giữa người với người trong một xã hội luật rừng. Tiếng phạn là Karma. Gốc là « Kr- » (đọc kkrơ) có nghĩa là hành động (động cơ và thực hành). Từ đó ra tiếng la-tin « creare » rồi tiếng pháp : créer (tức là sáng tạo, biến chế).

Về ý thức con người tự do chọn lựa mẫu sống.

Ở sắc giới, qui y hay không qui y, đồng ý hay không đồng ý vẫn là cuộc sống, vẫn có và vẫn còn tự do chọn và tự do lựa (có chọn lựa là gợi đến ý niệm của triết tây phương về Libre-Arbitre Délibération). Ý nghĩa của « Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y Tăng » là chọn lựa và chấp nhận bài học của Phật có một cuộc sống có trật tự với cộng đồng thích ứng với thời hiện đại. Qui y Phật là tự nguyện theo một mẫu sống như gương Bồ Tác. Có thể không qui y Pháp, không qui y Tăng không ? Đó là không (không tự hoặc không bị) bắt buộc lựa ai chọn ai hơn ai, không chọn chùa nầy mà quên chùa kia. Ai cũng là Phật tử như mọi người là công dân. Trước tiên là trung kiên với chính bản thân mình. Ở mức trên là « Niết bàn ». Đó không phải là từ chối, từ bỏ cái khổ khi cái khổ là giới hạn tự do mình, là không đem đến sung sướng. Đó là giây phút « Chân dư » chóc lát tại điểm con người sống lấy một quyết định trong một không khí « tự do tột đỉnh không gì còn mâu thuẩn trong tâm, thoát khỏi vòng luân hồi của nhân và quả». Ta không sống để đợi « đầu thai » kiếp nầy đến kiếp sau với cái ý tưởng rằng tự do là một phương tiện đổi đời bằng thoát thân. Tự do chính là một phương pháp thực tế để mình tìm đường giải phóng cái khổ hàng ngày theo bài học nhà Phật dạy, phân biệt rỏ ràng tiếng ca của tự do vô biên để có óc sáng tạo với thực trạng tự do cần trật tự của một đời sống xã hội và văn hoá.

Về con người sống có trật tự và kỷ luật tập thể.

Vì không ai sống đơn chiếc nên tư cách bình đẳng, công lý, tự do là từ ta xuất phát ra và do ta tự quyết định giới hạn của nó để sống với chúng sinh. Con người là con người xã hội sống và nhận diện cái khác biệt. Nhờ vậy, « trật tự tâm trí » [Luật tạng ; tiếng phạn : vinaya ; tiếng hán : ; tiếng pháp : discipline mentale] là có hai chiều trên dưới, có ý qua là có ý lại trong trí ta và với người đời, và nhất là khi biết cho là biêt nhận chớ không phải chỉ là cấm đoán hoặc đợi phép, đợi lệnh. Trước là rèn luyện trật tự tâm trí cho mình được an, để sau nầy ban giao, ban hành và thi hành kỷ luật của xã hội : đó là tu thân lấy triết lý nhà Phật làm Phép/Pháp, sống có Luật. Tôi ưu tiên phục vụ cộng đồng chớ không phải xã hội cung cấp cái gì tôi chờ đợi được mà không công. Ấy là làm công quả từ cái nhân quả cho cuộc sống đẹp ra. Biết cho, biết tặng không phải là hi sinh ; con người không phải là nạn nhân của xã hội.

Về con người có tính dân chủ và đạo đức.

Phép trật tự tâm trí mà triết Phật nói như thế nầy. Con người ý thức và chấp nhận cái « biết » và cái « dốt » của mình. Nhận những thiếu sót và nhược điểm của mình là khó hơn. Trước mắt ta là có người giống ta và cùng nhau bình đắng trên cái dốt, không lấy kiến thức, quyền chức và bàn cấp mà che đậy sự thật nầy. Không gì là 100% và không ai 100% với chính nội tâm của mình. Những phần trăm thiếu sót là những phần trăm phân ranh giữa « đa số và thiểu số không tiêu diệt lẩn nhau » ; nó diển tả sự không ai hoàn toàn và có yêu cầu chính mình cần tiến bộ hơn. Tánh từ bi của người là biết tự trọng – mà không tự tôn – và biết tôn trọng người khác sống chung với ta. Tam Bảo xã hội « nhờ và dựa » trên Phật, trên Pháp và trên Tăng là gì ? Là phát triển một xã hội đoàn kết « nhờ và dựa » trên văn hoá (kinh nghiệm bài học nhân quả, lý thuyết khoa học…), dựa trên hiến chương (pháp luật) và dựa trên đại biểu xứng đáng làm đại diện chúng ta. Đó là chính sự có chính thống : khi con người sống biết chia sẻ các khác biệt của họ được là nhờ có sự pha trộn giữa bình đẳng, công lý, tự do, trật tự và dân chủ. Nói cách khác cách sống dân chủ là cùng sống chung để thêm văn minh, cùng viết lịch sử. Tôi gọi sự đồng tình nầy là « đạo đức tập thể », tức là « điều phục » hay « giới luật », tiếng phạn là Vinaya, tiếng hán là , tiếng nhật là Ritsu. Tâm trí dân chủ là có một tâm trật tự và một trí biết xác nhận cái đúng và có kỷ luật của chính thống trước khi là một hình thức và thủ tục để bầu và cử mà ngày càng được rộng rải hơn nhờ sự hiểu biết của con người ngày càng giảm cái dốt của họ.

Con người thay đổi cải thiện cuộc sống xã hội của mình và cùng lúc đạo đức xã hội thay đổi con người vì cả hai con người và xã hội đều vô thường, vô ngã cùng biển đổi trên con đường xây dựng hạnh phúc.


Tài liệu tham khảo:
CHAN Nguyen, NGUYEN Tuong Bach, THICH Nhuan Chau : Tu Dien Phat Hoc, Hue, NXB Thuan Hoa, 1999 ; Philippe CORNU : Dictionnaire encyclopédique du bouddhisme, Paris, Seuil, 2001 ; A. FOUCHER, La vie du Bouddha, Paris, Maisonneuve, 1993; Sophie ROYER, Bouddha, Paris, Gallimard, 2009; Hans Wolfgang SCHUMANN, Der Historische Buddha, Berlin, Eugen Diederichs Verlag, 1982.
Paris 10/12/2011.

Không có nhận xét nào: