Á CHÂU - dân chúng đa phần không được hưởng những
phúc lợi xã hội đầy đủ của chính phủ cung cấp do quốc gia của họ còn trong thời
kỳ chậm phát triển hay đang ở thời kỳ công nghiệp phát triển, nên từng cá thể
gia đình phải tự tính toán lo liệu cho hiện tại, tương lai và ngày về già của họ
và các con cái của họ sau này. Điển hình ở Việt Nam , con cái sống chung với
cha mẹ lấy cha mẹ làm chỗ dựa có khi tiếp nối tới cả đời cháu chít. Đại gia
đình là chia sẽ chén cơm manh áo cho qua khỏi cơn đói rách, chớ mang tư tưởng hẹp
hòi bảo thủ “mảnh vườn” “bờ đê” thì làm sao vương lên tầm cao hơn người được?
Không lấy gì làm ngạc nhiên, khi cha mẹ nghèo tích
lũy từng đồng từng cắc, làm quan gặp thời cơ là hốt của người, buôn bán gặp vận
là đầu cơ tích trử để tạo dựng sản nghiệp, trong đó cũng có những người có tài đức
làm ăn chân chính tạo nên một gia tài khổng lồ nhưng tất cả đều giống nhau một
điểm là mong ước để tài sản lại cho muôn đời con cháu mai sau hưởng thụ vì sợ
chúng lại rơi vào cảnh nghèo khó.
Nhà giàu ở Á Châu cũng bố thí, làm phước nhưng
tính ra số tiền họ cho không đáng là bao so với của cải khủng khiếp của họ để lại
có khi là của chìm của nổi không biết đâu mà lần chứ đừng nói gì lượng định,
đánh giá được chính xác tài sản của họ!
Gần đây do sự vận động của các nhả tỷ phú Hoa
Kỳ, thật hiếm hoi ta được đọc tên một nhân vật tỷ phú Đài Loan chấp nhận cống
hiến đa phần tài sản của ông cho từ thiện sau khi qua đời với vài chi tiết đáng
trầm ngâm suy ngẩm:
Theo Le
Figaro
ngày 7/02/2012; Ông Trương Vinh Phát, một cựu sĩ quan hàng hải lập nghiệp từ hai bàn
tay trắng, đã trở thành chủ tịch tập đoàn Đài Loan Evergreen, tập đoàn chuyển vận
hàng hải lớn tầm cở thế giới, hàng không dân dụng quốc tế, công nghệ hàng không
và khách sạn... Theo đạo Phật, nhà tỷ phú nay ngoài 80 khẳng định là đã tìm thấy
ý nghĩa cuộc sống bằng cách san sẻ thành công của mình cho những người túng thiếu.
Ông cho
biết qua quyển sách ông viết: « Hoạt động từ thiện là nguồn hạnh phúc của tôi,
tôi ngủ được yên giấc vì hoạt động của tôi có hệ quả tích cực… » Theo ông thì
thành công của ông là kết quả những gì ông đã làm trong cuộc sống kiếp trước.
Ông
Trương Vinh Phát, theo bài báo, không quên kêu gọi những người khác chia sẻ như
ông cho người nghèo vì trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay làm cho sự nghèo
túng càng tăng lên.
Cách ông Trương làm đáng nêu gương tốt và khuyến
khích những người giàu có khác cùng tham gia, đồng thời cũng an ủi được phần
nào những người nghèo khổ đừng nên đề cập gì về niềm tin của ông là động cơ
thúc đẩy ông hành động từ thiện. Dù gì ông vẫn xứng đáng được ca ngợi hơn các
ông tỷ phú Đài loan sau đây không thấy người nào lên tiếng đáp ứng lời hứa góp của
cải cho người nghèo:
Theo công
bố của Forbes ngày 3/04/2012: 40 người giàu nhất Đài Loan có tổng tài sản 70 tỷ
USD, tăng so với con số 55 tỷ hồi năm ngoái. Tuy nhiên, vùng lãnh thổ này vẫn
chưa phục hồi đầy đủ về mức độ giá trị tiền tệ của thời kỳ trước khủng hoảng. Năm
2008, tổng số tiền của 40 người giàu nhất khu vực sở hữu là 77 tỷ USD.
Trung quốc hiện nay là cường quốc kinh tế đứng
hàng thứ nhì trên thế giới mà không thấy một tỷ phú nào lên tiếng đáp ứng lời
kêu gọi hứa tặng phần lớn tài sản cho người nghèo?
HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ thật sự thành hình là một
quốc gia mới trên 200 năm một chút nhưng họ đã xây dựng được một đất nước phồn
vinh trong đó đời sống của con người được hưởng nhiều phúc lợi xã hội cao dành cho
giai cấp nghèo khó, trẻ sơ sinh, học hành, công ăn, việc làm, nhà ở, sức khỏe… Mọi
người có cơ hội thăng tiến đồng đều, quốc gia biết tôn trọng và sử dụng tài
năng một cách đúng mức, không phân biệt màu da, giai cấp, đảng phái, tôn giáo, sắc
tộc nên đất nước họ luôn đổi mới về mọi mặt, khoa học kỷ thuật phát triển với tốc
độ cực kỳ nhanh đến chóng mặt.
Người dân Hoa Kỳ có một nền văn hóa khá đặc
thù là tôn trọng đời sống cá thể và độc lập ngay trong gia đình giữa cha mẹ và
con cái, con cái 18 tuổi ra riêng sống tự lập không cần cha mẹ giúp đở vẫn có
thể tiếp tục học lên đại học bằng cách vay tiền chính phủ hay vừa làm vừa hoc.
Người già không nơi nương tựa có chính phủ lo, có nghĩa giữa cha mẹ con cái
không ai phải lệ thuộc ai về tài chánh, vật chất... vừa bình đẳng vừa độc lập.
Chính từ chỗ này ta mới thấy được người Hoa Kỳ họ hoàn toàn tự lập và tự tin
vào bản thân của họ, có tài có khả năng thì họ thành công dễ dàng do “cơ hội đồng
đều cho mọi người”, không những họ giải quyết được tương lai của họ một cách chắc
chắn mà còn đóng góp cho đất nước họ nhiều phát kiến bất ngờ làm nên những kỳ
tích hái ra tiền trên toàn thế giới, do tuổi trẻ không bị gò bó bởi cha mẹ.
Qua những những đặc tính của nền văn hóa Hoa Kỳ
đã hung đút được nhiều tinh hoa làm giàu mạnh cho đất nước và con người họ cũng
cỡi mở rộng lòng bác ái hơn hẳn các dân tộc khác trên thế giới; nhìn vào các
thế chiến xẩy ra ở đâu đâu không liên hệ gì tới quốc gia họ, họ vẫn đưa quân đến
cứu giúp cho những dân tộc bị áp bức như Đệ nhị thế chiến, thiên tai xẩy ra bất
cứ nơi nào trên thế giới cũng có các đội cấp cứu Hoa kỳ hổ trợ, hội từ thiện có
mặt khắp năm châu bốn bể.
Các tỷ phú Mỹ lúc nào cũng mở rộng lòng từ tâm
giúp đở cho đất nước về mọi mặt; khoa học, nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe, tu bổ
các công trình kiến trúc… Cái này là “nghiệp từ thiện truyền thống” của họ nên
trong quá khứ phải nhắc đến
Chẳng hạn,
tính đến thời điểm Andrew Carnegie – nhà tư bản công nghiệp thép – qua đời năm
1919, ông đã hiến 90% tài sản của mình (tương đương 6,5 tỷ USD hiện nay) để làm
từ thiện.
Còn ông
trùm dầu mỏ John D. Rockerfeller cho đến khi qua đời năm 1937 cũng đã đóng góp
550 triệu USD (tương đương 11 tỷ USD hiện nay).
Là con của
tỷ phú hẳn không cần phải làm gì bởi chắc chắn họ sẽ được thừa kế gia tài kếch
xù của bố mẹ để lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng như vậy, có khá nhiều tỷ phú
lại muốn con tự lập và chỉ cho hưởng một phần nhỏ gia tài. Và ngày nay, dưới
đây là những tỷ phú Mỹ không cho con hưởng thừa kế toàn bộ khối tài sản khổng lồ
của mình.
1. Bill
Gates
Là người
giàu thứ 2 thế giới theo thống kê của Forbes năm 2011 với số tài sản là 59 tỷ
USD, tuy nhiên, 3 người con của tỷ phú Bill Gates sẽ chỉ được thừa kế số tiền bằng
1/6.500 số tài sản khổng lồ của ông mà thôi.
Điều này
đã không còn quá bất ngờ bởi Bill Gates đã nhiều lần tuyên bố về việc sẽ dành tới
95% tổng tài sản của mình để làm từ thiện. Ông cho biết, nhiều tiền không bao
giờ là tốt đối với con trẻ. Chúng cần phải tự tìm ra con đường sống, tự tìm ra
cách sống thay vì chỉ nằm hưởng thụ những gì mà bố mẹ chúng để lại. Trên thực tế,
nhiều năm qua, Bill Gates luôn tỏ ra là một tỷ phú rất hào phóng. Ông cùng vợ
là Melinda thường xuyên đi làm từ thiện ở những nước Châu Phi nghèo đói. Riêng
về số tài sản sau khi qua đời, ông cho biết sẽ tập trung vào việc giúp đỡ trẻ
em nghèo.
2.
Warrent Buffet
Tương tự
tỷ phú Bill Gates, Warrant Buffet, cổ đông lớn nhất kiêm chủ tịch tập đoàn
Berkshire Hathaway cũng đã hơn một lần tuyên bố 3 người con của ông sẽ không nhận
được nhiều từ số tài sản khổng lồ khi ông qua đời. Ông luôn quan niệm chỉ cho
con của mình những bài học về giá trị cuộc sống chứ không phải là một sấp giấy
bạc. Một số nguồn tin cho biết, ông sẽ giành 85% trong tổng số tài sản lên đến
39 tỷ USD để làm từ thiện.
Trên thực
tế, người con trai cả của tỷ phú Buffet, nhạc sĩ Peter Buffet đang rất thành
công, giàu có và hoàn toàn không liên quan gì đến số tài sản kếch xù của người
cha. Anh này cũng cho biết: “Thứ mà chúng tôi nhận được từ cha đơn giản là những
bài học về cách sống chứ không phải tiền bạc.” Thậm chí, Peter còn khẳng định
thêm điều này khi cho xuất bản một cuốn sách với nhan đề “Tiền không phải là tất
cả”.
3.
Bernard Marcus
Với
phương châm, muốn giàu có, hãy tự mình đi tìm cách để biến nó thành sự thật, chủ
tịch của hãng bán lẻ hàng đầu thế giới Home Depot cũng là một trong số những tỷ
phú sẽ không để lại toàn bộ số tài sản khổng lồ cho những người con của mình.
Ông luôn
lo lắng rằng, với số tiền quá lớn, những người con của ông sẽ sử dụng chúng
không đúng cách, bởi vậy, ông sẽ chỉ để lại cho con của mình một số tiền nhỏ vừa
đủ để họ tìm ra cách kiếm tiền nhiều như ông mà thôi. Số tiền còn lại, ông sẽ
giành để đóng góp cho nghành giáo dục và giúp đỡ những người khuyết tật. Năm
2010, ước tính tài sản của tỷ phú này là 1,5 tỷ USD
4. George
Lucas
George
Lucas là một đạo diễn, nhà sản xuất phim, diễn viên, tác giả kịch bản lừng danh
người Mỹ. Ông được biết đến nhiều hơn cả với vai trò tác giả loạt phim Chiến
tranh giữa các vì sao. Không chỉ vậy, ông còn là một tỷ phú giàu có khi sở hữu
hãng phim truyện Lucasfilm. Giá trị tài sản ước tính của ông là 3,9 tỷ
USD.
Hiện có 3
người con, tuy nhiên, tỷ phú này cũng đã chính thức tuyên bố sẽ dành ít nhất một
nửa tổng tài sản làm từ thiện, cứu giúp những người nghèo khổ. Ông cũng chia sẻ
muốn 3 người con học cách sống tự lập, tìm ra con đường làm giàu riêng chứ
không dựa dẫm vào số tài sản của mình.
5. Ted
Turner
Mặc dù có
tới 5 người con, tuy nhiên, ông chủ của hãng tin CNN đồng thời là chủ tịch của
Quỹ tài trợ Liên Hợp Quốc với tài sản ước tính là 2,1 tỷ USD đã thẳng thừng
tuyên bố sẽ dành toàn bộ tài sản của mình cho từ thiện. Điều này đồng nghĩa với
việc những người con của ông sẽ không nhận được bất kỳ một khoản thừa kế nào từ
ông. Ông cho biết, chúng sẽ phải tự tìm cách để đi lên đến đỉnh vinh
quang.
Hiện tại,
ông đang dần tiến hành những hoạt động từ thiện của mình. Ông từng tuyên bố:
“tôi quyết định sẽ cống hiến phần đời còn lại của đời mình để cố gắng cứu thế
giới này.”
Chương
trình Cam kết Hiến tặng không nhận tiền mà chỉ muốn các tỉ phú thực
hiện một cam kết đạo đức trao tặng tài sản cho hội từ thiện.
Tổng cộng
là đã có 57 tỉ phú tham gia chương trình Cam kết Hiến
tặng (Giving Pledge), do nhà sáng lập Microsoft- Bill Gates và nhà đầu tư lừng
danh- Warren Buffett khởi xướng hồi tháng 6 năm nay.
Song song
với những buổi nói chuyện với khoảng 1/4 những người giàu nhất nước Mỹ, hai ông
Gates và Buffett cũng đã tổ chức buổi cơm tối dành cho các tỉ phú Trung Quốc trong
tháng 9 vừa qua để quảng bá văn hóa từ thiện ở quốc gia đông dân nhất thế giới
này. Hai ông đang lên kế hoạch thăm Ấn Độ vào tháng 3-2011.
LỜI KẾT:
Dù đứng trên quan điểm nào thì việc hiến dâng
đa số tài sản của các nhà tỉ phú Mỹ Á cho các công ích quốc gia, cho nghiên cứu
khoa học để điều trị bịnh hay cho các hội từ thiện để giúp người nghèo khó cũng
đều đáng tuyên dương. Việc làm chính nghĩa của các tỷ phú đáng được
dở nón cuối đầu khâm phục, bởi chính bản thân chúng ta, nếu có ai hỏi ý kiến “Sẳn
sàng đáp lời kêu gọi mở rộng tấm lòng nhân ái chưa?” Chắc chắn là đa số trong
chúng ta sẽ đắng đo suy nghĩ do cái gen di truyền “đại gia đình” là trên hết
thì việc mở rộng “hồ bao” tài sản cho tha nhân là việc làm vô vàn khó thực hiện!
Hay nên tự nhủ thầm “May quá tôi thuộc giới trắng tay nên không có câu trả lời
chính đáng!”
Điều đáng nói; quan niệm của các tỷ phú Mỹ khá
rõ ràng vì họ tự cho là họ cũng thoát thân từ giai cấp vô sản, họ phải cật lực
đấu trí vật lộn với đời mới trở thành đại tư bản có nghĩa là nhờ làm việc và sáng
tạo liên tục mới có ngày vinh quang hơn người khác. Chính họ là người thúc đẩy
cho xã hội không ngừng tiến lên chớ không phải là vật cảng khiến xã hội đi chậm
lại, vậy thì tại sao họ lại cho con thừa kế toàn bộ tài sản, chẳng khác gì họ đưa
con họ đến sự hưởng thụ mà bỏ đi sự cạnh tranh lành mạnh trong xã hội hay sao? Trên quan điểm đó dù muốn hay không, vô hình
chung quốc gia họ sẽ mất đi một nguồn gen xung kích đầy mãnh lực thúc đẩy sự
phát triển không ngừng nghỉ cho đất nước họ huy hoàng về sau hay sao?
Còn đối với người Việt chúng ta thì sao? Dân gian ta
có câu: “Con hơn cha là nhà có phúc” vậy nếu nói ngược lại “Cha hơn con…” thì
con có đáng hổ thẹn lắm không? Vậy cha mẹ đem hết tài sản để lại cho con, có phải
là khinh con không đáng “mặt” bằng mình chăng? Và xã hội đất nước ta, hiểu theo
cách suy nghĩ của các tỷ phú Mỹ nêu trên, có sẽ bị trì trệ lại không? Từ "hơn" ở
đây hiểu theo suy luận của một nhà khoa học Hoa Kỳ mà con tôi thường nhắc đi nhắc
lại lúc nó còn theo học cao học ở Hoa Kỳ: “Các anh đừng nói các anh có bằng cấp
gì, cũng đừng khoe khoang là ta có tài năng hơn người, hãy chứng minh là các
anh đã làm ra được bao nhiêu tiền, vì số lượng tiền sẽ đánh giá mức độ thông
minh của các anh đóng góp cho lợi ích của quốc gia đó?”
PNHUT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét