27/10/13

ĐÀ NẴNG - ĐÈO HẢI VÂN–NÚI BÀ NÀ–BÁN ĐẢO SƠN TRÀ–ĐẶC SẢN (Bài 127).

Thuở còn cấp sách đến trường mỗi lần nghe đến tên đèo Hải Vân, tôi đều có cảm giác rờn rợn  vì nghe đồn rằng; con đường này rất nguy hiểm do đường hẹp, một bên là vách núi một bên là vực sâu thường khó đi lại và gây nhiều tai nạn cho xe cộ từ bắc vào nam và từ Quãng Nam Đà Nẵng ra Huế và ngược lại. Hiếu kỳ, tôi muốn được ưu tiên nhìn cho biết đoạn đường lịch sử này mà ngày nay xe cộ không còn lưu thông nữa ngoại trừ loại xe bồn chở xăng dầu hóa chất, loại trọng tãi nặng đi mà thôi. Và sau đó thì tham quan Núi Bà Nà và Núi Sơn Trà. Mời các bạn xem đoạn videoclip sau.

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên, Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam....
Vào thời Nguyễn, đèo Hải Vân vẫn là chỗ giáp giới giữa Thừa Thiên và Quãng Nam. Phía bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua đó thường bị lật chìm, nên ngạn ngữ có câu: "Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi"...
Trong nhiều thế kỷ, đường Cái Quan (nay là Quốc lộ 1 A) băng qua đèo Hải Vân rất ít người dám qua lại, bởi đường hiểm, thú dữ và kẻ cướp...Do đó mà văn hóa giữa hai miền Bắc-Nam ít được giao lưu. Về sau, con đường này đã thông thoáng hơn (dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt quanh co qua con đèo này. “Wikipedia”

Núi Bà Nà là một trong những núi đẹp nhất Đà Nẵng cùng với núi Ngũ Hành Sơn và núi Sơn Trà. Núi Bà Nà toạ lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển.
Tiếp nối sự khám phá và xây dựng Đà Lạt, vào tháng 2-1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cử đại úy Debay thuộc Quân đội Pháp thám sát vùng núi lân cận khu vực Đà Nẵng–Huế để tìm kiếm thêm điểm nghỉ mát, dưỡng sức và chữa bệnh. Sau nhiều đợt thăm dò, đến tháng 4-1901, đoàn thám hiểm của Debay đã tìm ra núi Chúa, tức Bà Nà, trên đỉnh địa hình khá bằng phẳng, khí hậu tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía tây chừng 46 km.
Sau Cách mang tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nhân dân địa phương thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng gần nửa thế kỷ. Đầu năm 1998, UBND tp Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn... Con đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 15 km đã được rải nhựa, thuận tiện cho giao thông. Sau năm 2000, Bà Nà đã được đánh thức và tái tạo vị thế một thị trấn du lịch và nhanh chóng trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của tp Đà Nẵng .”Wikipedia”

Cáp treo Bà Nà được xây dựng đúng theo công nghệ của Áo, đảm bảo tiêu chuẩn của Hiệp hội cáp treo châu Âu. Toàn tuyến cáp treo có 22 trụ với 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Thời gian đi từ ga đi đến ga đến (hoặc ngược lại) là 15,05 phút với vận tốc 6m/giây.
Theo xác nhận của Hiệp hội cáp treo thế giới, tuyến cáp treo này đã lập hai kỷ lục Guinness thế giới: -Tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất thế giới (1.291,81m). Tổng kinh phí đầu tư cho công trình gần 300 tỷ đồng, là cáp treo có kinh phí xây dựng lớn nhất hiện nay ở Việt Nam. “Banahills.com”

Sơn Trà là tên một bán đảo-một ngọn núi (Monkey Mountain) thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.
Quận Sơn Trà gồm 7 phường: An Hải Đông, An Hải Bắc, An Hải Tây, Mân Thái, Phước Mỹ, Nại Hiên Đông và Thọ Quang.
Cầu Thuận Phước Cầu treo đẹp nhất Đà Nẵng và kỷ lục cua Việt Nam được bắc qua bán đảo này. Bán đảo Sơn Trà Ở đây có nhiều thắng cảnh thiên nhiên và trong tương lai không xa sẽ trở thành khu du lịch nổi tiếng của thành phố và của cả nước. ”Wikipedia”

Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, Sơn Trà hiện được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật. Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong có hình rồng, những trụ cột vững chắc được bao quanh  bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo.

Điện chính có sức chứa lớn, là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất. Chính giữa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện.

Đặc biệt, tại chùa Linh Ứng - Bãi Bụt có tượng Phật Quan Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng). Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.

Từ trên mười bảy tòa tháp này có thể nhìn được toàn bộ cảnh thành phố, núi rừng và biển đảo Sơn Trà một cách hoàn hảo nhất. “Webdanang.com”

MÓN ĂN ĐẶC SẢN ĐÀ NẴNG 
MÌ QUÃNG. Tôi có ăn mì quãng nhiều lần ở Saigon nhưng mùi vị hoàn toàn khác mì quãng ở Đà Nẵng. Nói là mì chứ thật sự trong Nam gọi lá bánh phở gạo, to bề bản. Tô mì quãng ở hiệu Trần trình bày có đôi miếng thịt gà, thịt heo ram, nữa cái hột gà luộc, 1 con tôm rim, đậu phộng rang nửa hột rắc lên chung quanh tô, vài cọng hành thái nhỏ, ăn kèm bánh tráng nướng, nước lèo màu đỏ thẳm trông giống như nước tôm hay thịt rim, mặn ngọt béo vừa đủ để trộn với bánh phở, hương vị hấp dẫn, khá là ngon và lạ miệng.

THỊT HEO HAY BA RỌI CUỐN BÁNH TRÁNG. Vừa ngồi vào bàn ở Nhà hàng Trần, chưa gọi món ăn thì liền khi đó đã được dọn ngay lên món rau sống khế chuối chát đủ loại, tiếp theo là đĩa thịt heo luộc xắc lát mõng dính như tờ giấy trắng và mỗi người một chén mắm nêm. Bánh đập (bánh tráng kèm bánh ướt thay vì trong Nam đi với bún tươi) cuốn với rau sống thịt heo luộc, chắm mắm nêm, ngon tuyệt cú mèo. Tôi nghĩ là ngon nhờ ở mắm nêm thơm dịu, đầu bếp khéo nêm mặn ngọt đều tay hơn nữa con mắm ở Đà Nẵng quả là “hết ý”, làm khẩu vị hả hê cơn thèm món ăn đặc trưng nổi tiếng miền trung.

(Xem tiếp Phần 3:  NGŨ HÀNH SƠN (ĐÀ NẴNG) - HỘI AN (QUÃNG NAM)


Da Nang - HaiVan - BaNa - SonTra P2 by longnhipham

Không có nhận xét nào: