Trên báo chí Việt Nam trong
những tháng gần đây luôn mô tả Thành phố Đà Nẵng sẽ trở thành một Singapore về kính tế và thương mãi trong một tương lai gần, là
người Việt ai nghe vậy cũng thấy phấn chấn vì đất nước mình đang có ở đâu đó
một vùng quê hương sắp thay da đổi thịt tiến bước sánh vai với các nước văn
minh láng giềng. Ao ước nhỏ bé của tôi là muốn được mục kích tận nơi.
Chúng tôi xin trích một vài
đoạn viết về thành phố Đà Nẵng và các địa điểm mà chúng tôi đã đến thăm, từ
trong Wikipedia và báo để các bạn tiện theo dõi, cần đọc thêm các bạn có thể
click vào các link kết nối vì e rằng tôi viết thêm cũng chưa chắc đầy đủ bằng:
“ĐàNẵng là một thành phố
thuộc vùng Nam Trung bộ, Việt Nam . Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo
dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đà
Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành
phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Đà Nẵng hiện nay có tám quận,
huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả điều tra năm 2009 thì
dân số thành phố là 887.435 người. Năm 2011, dân số thành phố là 951.700 người.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn
năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng. Trong ba năm liền từ 2008-2010, Đà Nẵng có
chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu cả nước. Tuy nhiên năm 2012, PCI
của Đà Nẵng tụt xuống thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Trong những năm gần đây
(2013), Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi
trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam”.
“Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp
nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng.
Trước năm 1975, một phần của bãi tắm do quân đội Mỹ quản
lý. Họ thiết lập một số cơ sở dịch vụ tại đây để phục vụ nhu cầu giải trí, vui
chơi của binh lính Mỹ.
Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes đã bình chọn bãi
biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh vào
năm 2005.
Ngoài ra còn có các các bãi tắm: Bãi tắm Non Nước gần 5km. Vùng ven
bán đảo Sơn Trà có 3 bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc, bãi Nam và bãi Bụt. Nằm
cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía Đông Nam. Tại đây có rất nhiều bãi
tắm đẹp như: T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu du lịch Furama
Resort”.
“Cầu Rồng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông
Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống 1 con rồng nên được gọi là Cầu
Rồng
Cầu Rồng dài 666m và rộng 37.5m với 6 làn xe chạy. Nó được chính thức
thông xe ngày 29 tháng 3 năm 2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng
(US$88m). Cầu được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers
với tập đoàn Louis Berger. Việc xây dựng được thực hiện bởi Tổng công ty xây
dựng công trình giao thông 1”.
Cầu dây văng “Trần Thị Lý” “Điểm
nhấn độc đáo của cây cầu này chính là giữa cầu có tháp trụ hình chữ V ngược cao
145m so với mặt sông và nhỏ dần về phía đỉnh. Trụ tháp nghiên 12 độ về phía Tây
cầu, bên trong tháp trụ chính này được bố trí hệ thống thang máy và sàn vọng
cảnh rộng 40m2 trên đỉnh tháp để đưa du khách lên tham quan và ngắm toàn cảnh
TP Đà Nẵng.
Theo thiết kế, cầu được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, công trình cấp 1, dài 759,6m; rộng 34,5m gồm 6 làn xe, vỉa hè hai bên 6m và dải phân cách 6m. Tổng vốn đầu tư cho công trình gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, hoàn thành và đưa vào khai thác ngày 29/03/201”.
Theo thiết kế, cầu được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, công trình cấp 1, dài 759,6m; rộng 34,5m gồm 6 làn xe, vỉa hè hai bên 6m và dải phân cách 6m. Tổng vốn đầu tư cho công trình gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, hoàn thành và đưa vào khai thác ngày 29/03/201”.
Món ăn đặc sản Đà Nẳng
Trước khi đề cập
đến các món ăn đặc sắc của quê hương Quãng Đà, chúng tôi xin dành ít hàng để
trước tiên cám ơn cô Ly, quản lý khách sạn Grand Mango Hotel đã chọn cho chúng
tôi một tài xế trẻ là em Bình rất am tường không những các địa danh du lịch mà
còn thông thạo các món ăn đặc sản miền trung. Bình đã giúp cho chúng tôi
được ngoạn cảnh như ý muốn mà còn đưa chúng tôi đi tận hưởng những món ăn nhiều
hương vị đặc trưng của miền trung, thỏa mãn khẩu vị du khách, với giá lại rẻ. Rất
cám ơn em Bình.
CƠM GÀ HỘI AN. Vừa
xuống phi cơ vào chiều tối, em Bình đã đón chúng tôi tận phi trường quốc tế Đà
Nẵng và đưa chúng tôi đi ăn cơm chiều trước khi về nhận khách sạn. Món ăn đầu
tiên là món cơm gà gồm gà xé, gà luộc và gà chiên. Món ăn làm thật đơn giản nhưng
sao ngon lạ có lẽ do thịt gà ta ở hội an được nuôi tự nhiên nên có mùi thơm dịu
ngọt. Thịt gà không dai mà cũng không quá mềm chăng? No bụng, khoái khẩu đêm
đầu tiên.
CÁ TRÍCH SỐNG GÓI
BÁNH TRÁNG-MỰC ỐNG SỮA TƯƠI. Đây là lần đầu tiên tôi biết ăn cá sống của Việt Nam lại là con cá trích sống. Cá trích chừng bằng ngón tay út xẻ lấy
phi lê trộn với thính, cuốn bánh tráng rau rừng chấm mắm nêm, ôi ngon tuyệt.
Không nhận ra được một chút nào là mùi tanh của cá, cảm giác như miệng nhai một
miếng jambon có mùi ngọt của cá, chúng tôi ăn quên thôi. Ông chủ tiệm mời thêm
món mực ống sữa. Mấy con mực vừa hấp xong đem lên khoe màu sắc tươi rói bắt mắt,
ông chủ tiệm giới thiệu “Mực này bắt lên còn tươi lắm nghe, người câu lựa vùng nước
có mực ống, họ chăm điện rồi lấy vợt vớt lên nên con mực còn nguyên rồi đem về
đây ngay” Quả nhiên, khi tôi đưa con mực vào miềng, cắn nhẹ nghe mềm sụm, bên trong chảy ra hợp
chất mực màu đen còn loãng chứ không như
ở chợ bán thì nước mực đã cô động lại do ướp nước đá lâu, thịt cũng có màu tái.
Bây giờ mới ăn được nước hợp chất mực tại Đà Nẵng, chớ đâu cần gì phải qua Ý ăn
nước mực mà họ đã sấy khô trộn spaghetti với bơ và phô mai!
CƠM MIỀN NAM TẠI ĐÀ NẴNG. Đêm hôm sau, chúng tôi đi ăn cơm miền Nam tại tiệm ăn Bến Tre. Tiệm chuyên bán đủ các món ăn miền Nam . Gọi vài món ăn đặc thù nam bộ; canh chua cá bông lau, cá kèo kho
v.v… Giống y chang không có gì khác lạ. Hỏi thăm cô chủ tiệm xinh đẹp, cô trả
lời “Em người Bến Tre mờ” ủa người Bến Tre sao có giọng miền Trung, hỏi tiếp cô
đành phải trả lời “Em là dâu của Bến Tre, nên em rành các món ăn trong đó”. Có
thế chứ…ngon ơi là ngon.
Xem tiếp phần 2:
ĐÈO HẢI VÂN – NÚI BÀ NÀ – BÁN ĐẢO SƠN TRÀ - CHÙA LINH ỨNG - ĐẶC SẢN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét