Có đi mới thấy, mới tin rằng những điều hiểu biết của mình qua sự tưởng tượng thiệt là quá sai lạc. Nguyên trước đây, mỗi
khi có ai đó đi Đà Nẵng, các bạn tôi thường nhờ mua giùm cối đá ở Ngũ Hành
Sơn vì vậy tôi cứ đinh ninh trong bụng là ở vùng núi này người dân chỉ biết sản xuất những dụng cụ thô sơ bằng đá xanh. Thiệt là một sự lầm lẫn tai hại,
tôi đã chứng kiến bằng đôi mắt ngạc nhiên những tác phẩm điêu khác tuyệt vời trên nhiều loại đá cẩm
thạch đủ màu sắc lạ lùng làm tôi thật sự say mê. Mời các bạn xem đoạn videoclip dưới đây thì rõ.
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một
danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một
diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất),
Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8
km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường
Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Ngoài ra, Ngũ Hành
Sơn còn có các tên khác như: Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn,…”Wikipedia”
Chùa Linh Ứng NgũHành Sơn thuộc hệ phái Bắc tông, nằm trong
quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn… tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng
phía đông hòn Thủy Sơn thuộc quần thể khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, bên
phải là Vọng Hải Đài, bên trái là hang Ngũ Cốc.
Dưới thời vua Lê Hiển
Tông (1740 – 1780) có vị hòa thượng Quang Chánh, hiệu Bảo Đài đến tu hành tại
động Tàng Chân, lúc đầu dựng am Dưỡng Chân, sau sửa chữa lại gọi là Dưỡng Chân
đường. Vào đời Gia Long, chùa được xây và đặt tên Ứng Chân, năm Minh Mạng thứ 6
được xây thêm. Đến năm 1841, vua Thành Thái cho đổi tên là Linh Ứng
tự. Hiện trong chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn vẫn còn lưu giữ 2 hiện vật quý
hiếm: hai biển vàng – một biển đề “Ngự chế Ứng Chân tự Minh Mạng lục niên”
(phong Quốc tự năm Minh Mạng thứ 6) và một biển đề “Cải Tử” nghĩa là đổi lại
thành Linh Ứng tự dưới triều Thành Thái thứ 3.
Làng đá Non Nước ĐàNẵng có từ rất lâu, theo các nghệ nhân cao tuổi ở
Làng đá Non Nước, nghề chế tác đá mỹ nghệ Non Nước có cách đây gần 200 năm.
Làng được hình thành vào cuối thế kỷ XVIII, do nghệ nhân người Thanh Hóa
tên là Huỳnh Bá Quát khởi xướng. Sang thế kỷ XIX, nghề chế tác đá trở thành
nghề chính nuôi sống những người dân địa phương. Ngày nay, làng đá Non Nước tọa
lạc dưới chân núi Ngũ Hành Sơn... “Webdanang.com”
Tác phẩm nghệ thuật
bằng đá nơi đây đã có mặt ở nhiều nước Âu, Mỹ. Để làm nên những sản phẩm
mỹ nghệ khá phong phú và đa dạng bằng đá cẩm thạch như: Tượng Phật, tượng
thánh, tượng người, tượng muông thú, vòng đá đeo tay…, người thợ thủ công phải
trải qua nhiều công đoạn chạm trổ công phu, tỉ mỉ. Nguyên liệu để làm nên các
sản phẩm này là đá cẩm thạch, trước đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn.
Đá núi Ngũ Hành Sơn
có nhiều vân ngũ sắc, mang vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng được ưa chuộng trong
xây dựng và kiến trúc. Nhưng hiện nay, do nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ ngày càng
cao, các cơ sở điêu khắc đá phải nhập khẩu nhiều loại đá có chất lượng cao của
nhiều nước như Ấn Độ, Mi-an-ma, các nước Trung Đông về để chế tác theo yêu cầu
của khách hàng. “damynghe247.com”
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.
Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng
quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và
phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có
những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến
cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây
không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi
đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai
cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt
đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần
được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những
điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày
nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn
nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền
thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố
nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo,
tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô
thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn
hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà
phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc
Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn
lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật
của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ
thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được
xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Với những giá trị nổi
bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12 năm 1999), Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ
Hội An là một di sản văn hóa thế giới.. “Wikipedia”
Món ăn đặc sản của Đà
Nẵng:
BÚN CHẢ CÁ
Nhờ em Bình, mà chúng tôi biết thưởng thức thêm một món ăn
“tuyệt chiêu” của Đà Nẵng, đó là món bún chả cá ngon không chê được. Tôi không
chú ý tới những phần râu ria như hành lá, cà tô mát hay tất cả những gì trang
trí chung quanh tô bún, vì mấy miếng chả cá hấp vuông vức và chả cá chiên tròn
dẹp óng ánh vàng làm tôi chú ý đặc biệt. Theo thói quen ăn các món có nước, tôi
bắt đầu nếm thử nước lèo, “ôi chà!” nước lèo ngọt dịu làm cổ họng tôi như muốn
ngưng hoạt động để lắng động hương vị đậm đà của món ăn khoái khẩu lần đầu tiên
trong đời. Mấy miếng chả hấp mềm xốp, mấy miếng chả chiên dẻo bùi pha lẫn mùi
cá mùi gia vị, ôi sao mà nó ngon thiệt là ngon. Một đặc điểm là các món ăn ở
đây không thấy nêm bột ngọt quá trớn như ở những vùng khác. Bún chả cá ăn một
lần là phát ghiền.
LẪU BÒ.
Đứa em chúng tôi, được người bạn gốc người Đà Nẵng từ Saigon gọi ra, bảo “nhớ đừng quên thưởng
thức món bò Đà Nẵng đó nghen!” Thôi thì ông ấy kể ra không biết bao nhiêu là
món bò; bê thui, chả bò, lẫu bò… Tôi nghe thấy cũng lạ “Sao vùng này, người địa
phương lại thích thịt bò và đã sáng chế ra quá nhiều món ăn “bò” như vậy? cũng
đồng nghĩa nơi đây dân chúng nuôi được rất nhiều bò cho thịt ngon lắm sao? Một
buổi trưa, chúng tôi nhờ em tài xề tìm cho một quán chuyên bán món ăn bò, đến
nơi, dường như chỉ có chúng tôi là những thực khách mở hàng sớm nhứt, các cô
chiêu đãi còn đâu đó chưa chuẩn bị buôn bán. Em tôi gọi 2 cái lẫu và không quên
nói “tiếng lóng” về những phần đặc biệt của con bò, các cô gặng hỏi, rồi cũng
ra dấu đồng ý “hiểu rõ” rồi. Mấy cái nồi lẫu bưng lên để trên các cái lò lửa,
sôi ùng ục. Trưa, trời nóng ngồi gần lò lửa mồ hôi bắt đầu rịn ra áo, nhưng ăn lẫu
bò chắm bánh mì, món lạ ghê, ăn rất ngon vì buổi trưa đang đói bụng, không phân
biệt được miếng thịt đang ăn là phần nào trong cơ thể con bò, vì miếng nào
miếng nấy nhượm màu xám xịt như nấu với thuốc bắc, cũng là một món “ẩm thực” có
tiếng của Đà Nẵng mà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét